Không có căn nhà, căn hộ quận 2 nào là hoàn hảo, tuy nhiên, nếu ý thức được các vấn đề của căn nhà, căn hộ bạn sẽ dễ dàng thương lượng được với một mức giá tốt hơn. PGHouse xin rút ra một số điểm chính bạn cần lưu ý khi xem nhà, để từ đó dễ dàng đánh giá chất lượng của căn nhà , căn hộ bạn sắp mua tại quận 2 nhé
• Lối vào nhà có dễ di chuyển không? Tình trạng giao thông vào giờ cao điểm thế nào?
• Ngoại thất nhà có bị cong móp, phai màu không? Hãy kiểm tra kỹ phía Nam nơi hứng nhiều ánh sáng mặt trời nhất và phía Bắc nơi ẩm ướt nhất.
• Căn nhà có đủ ánh sáng không? Xem nhà vào ban ngày để kiểm tra nhà có đủ ánh sáng mặt trời không, hướng nhà có bị hắt nắng quá mức vào buổi chiều tối gây khó chịu?
• Phòng tắm có ẩm mốc, mục rữa không? Kiểm tra kỹ trần khu vực tắm đứng, khu vực quanh bồn tắm, ống dẫn nước, vòi nước và các thiết bị điện bên trong.
• Nhà có bị dột không? Nếu cần thiết bạn nên xịt nước lên mái nhà để kiểm tra độ dột.
• Kho chứa đồ, phòng chứa đồ có đủ nhu cầu cho gia đình không? Hãy đảm bảo chúng có thể chứa hoặc chúng ta có thể sắp xếp vị trí cất đồ cho các vật dụng kích thước lớn nhất bạn sở hữu.
Giai đoạn thương lượng, đàm phán:
- Tìm hiểu giấy tờ pháp lý của tài sản. Để biết giấy thật hay giả có thể bằng mắt thường xem dấu nổi và dấu đỏ cũng như nội dung in trên giấy có rõ ràng, sắc nét hay không. Dấu giả thường kém sắc nét, thậm chí nhòe nhoẹt, con chữ không ngay ngắn, đồng đều. Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc đánh giá thật giả có thể nhờ người có chuyên môn như công chứng viên, cán bộ phòng tài nguyên môi trường.
- Kiểm tra tài sản trên thực tế và tài sản trên giấy chứng nhận. Nhiều trường hợp trên giấy chứng nhận ghi là nhà cấp 4 nhưng trên thực tế là ngôi nhà 5 tầng thì sẽ gặp khó khăn khi làm thủ tục chuyển nhượng. Trường hợp này cần tìm hiểu việc cấp phép xây dựng.
- Cần tìm hiểu nhà đất chuyển nhượng có bị tranh chấp với hàng xóm liền kề hay tranh chấp giữa các đồng sở hữu hoặc với người khác. Để kiểm tra có thể hỏi tại UBND xã, phường, thị trấn, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn hoặc hỏi ngay những người sống liền kề…
- Nhiều trường hợp tài sản chỉ đứng tên một người (vợ hoặc chồng) nhưng nếu tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng thì khi chuyển nhượng phải có đầy đủ vợ chồng tham gia, ký kết. Nếu một người không có mặt ở địa phương như đang ở nước ngoài, đang chấp hành hình phạt tù... sẽ gặp khó khăn khi chuyển nhượng.
- Tìm hiểu ở Phòng công chứng xem tài sản có đang liên quan đến một giao dịch khác như đặt cọc, cầm cố, bảo lãnh, ủy quyền… hay không? Nếu có, về nguyên tắc phải hủy bỏ những giao dịch này rồi sau đó các bên mới thực hiện được chuyển nhượng.
- Kiểm tra giấy tờ tùy thân có còn trong hạn sử dụng hay không (thời hạn sử dụng hộ chiếu là 10 năm, chứng minh nhân dân 15 năm năm kể từ ngày cấp), các giấy tờ khác như sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân… có bị nhòe nhoẹt, cũ nát.