Quận 3 là khu vực có nhiều nhà, biệt thự đẹp, cư xá, cao ốc khang trang tọa lạc trên đường Tú Xương, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… Không chỉ vậy, không gian nơi đây còn rợp bóng cây xanh mát mẻ, êm đềm, yên tĩnh. Xung quanh các khu nhà cũng không có hàng quán, chợ búa nên không có nhiều tiếng ồn ào, náo nhiệt, do đó ở quận 3 là lý tưởng nhất.
Nếu bạn là người ở xa muốn đến sinh sống tại TP.HCM, có lẽ điều bạn trăn trở nhất chính là câu hỏi “Nên mua hay thuê nhà ở đâu của thành phố”. Khu trung tâm như quận 1 và quận 3 thì có lợi thế về nhiều mặt từ sinh sống đến ăn chơi, khu quận 2 và quận 7 lại khá biệt lập và có môi trường rất tốt, đặc biệt là với những người muốn học ngôn ngữ bởi 2 quận này được biết đến như những “quận quốc tế” của TP.HCM. Trong khi đó, khu vực vắng người như Bình Chánh, Nhà Bè đang rất được lòng giới có tiền ở Sài Gòn.
Khi chọn nơi sinh sống ở TP.HCM, bên cạnh các yếu tố như gần các trường học tốt, khu thương mại hay hàng xóm láng giếng dễ chịu, bạn cần phải cân nhắc đến vấn đề ngập nước vào mùa mưa. Bởi TP.HCM có mùa mưa kéo dài và lại rất hay ngập nước do hệ thống thoát nước luôn bị quá tải khi giông bão hoặc lúc thủy triều lên biến đường thành sông sẽ vô cùng bất tiện
Dù mới đi được ½ chặng đường song thị trường bất động sản 2018 đã đối mặt với rất nhiều biến động quan trọng, tác động lớn đến cả nhà đầu tư và những người làm chính sách.
Điển hình nhất trong số những biến cố có lẽ là vụ cháy Chung cư Carina (quận 8, TP.HCM) vào rạng sáng ngày 23/3. Đám cháy không chỉ cướp đi sinh mạng của 13 con người và thiêu trụi một lượng tài sản lớn của người dân mà còn để lại bao nỗi hoang mang cho dư luận.
Mặc dù sau khi có sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền những nơi xảy ra các vụ cháy từ việc thanh kiểm tra công tác PCCC tại hàng loạt công trình xây dựng trên địa bàn, nhất là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, đến việc yêu cầu các chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm các quy định về PCCC,... người dân bắt đầu đón nhận trở lại đối với phân khúc này bởi dẫu sao đây cũng là sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người dân, phù hợp với môi trường sống đô thị.
Tuy nhiên, có một thực tế là sau tác động của “dư chấn Carina” và liên tiếp các vụ cháy sau đó, một dòng tiền đáng kể do bị ảnh hưởng bởi tâm lý “né chung cư” có xu hướng dịch chuyển sang phân khúc biệt thự/liền kề và đất nền, giao dịch mua bán nhà quận 3 và các quận trung tâm tăng mạnh
Khi thị trường chưa kịp bình ổn trở lại sau 2 biến động trên thì “cơn sốt ảo” giá đất tại các khu vực sắp trở thành đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc vốn nhen nhóm từ đầu năm đến thời điểm tháng 4/2018 bắt đầu bùng lên mạnh mẽ.
Cũng theo số liệu của VARS, giá đất tại Phú Quốc liên tục tăng nhanh, lên tới 10 -20 lần chỉ trong thời gian ngắn. Có lô đất giá 800 triệu đồng, nhưng chỉ sau 3 năm đã lên tới 18 tỷ đồng. Còn tại Vân Đồn, có hiện tượng đầu cơ, môi giới bất động sản không chuyên đẩy giá tạo giá trị ảo với mức tăng khoảng 5 – 6 lần giá trị so với 2 năm trước. Bắc Vân Phong và một số khu vực lân cận cũng diễn ra tình trạng tương tự.
Tại những khu vực trên, người người nhà nhà trở thành “cò đất” vì mức lợi nhuận trước mắt quá lớn. Các điểm giao dịch đất, từ tạm bợ đến “hoàng tráng” mọc lên như nấm. Nghề tay trái “dẫn mối” cho các chủ đất hay môi giới đất cũng được ưa chuộng vì khoản phí “khủng” thu được sau mỗi giao dịch thành công...
Trước thực trạng thị trường đất nền “quay cuồng” trong cơn “bão giá”, chính quyền tại những khu vực này đã phải can thiệp bằng cách phát đi “lệnh” tạm dừng đối với các hoạt động chuyển nhượng, giao dịch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Một lần nữa, “lệnh cấm” này lại khiến thị trường và giới đầu cơ “gom đất chờ thời” được phen lao đao.